Đón xuân về cùng các lễ hội truyền thống đặc sắc trải dài từ Bắc đến Nam

1 bầu chọn / điểm trung bình: 5
Mùa xuân là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội truyền thống tại Việt Nam. Danh sách lễ hội dưới đây được đóng góp bởi du khách thập phương từng thuê xe du lịch, xe riêng Sài Gòn đi Vũng Tàu,... của VIP Sedan.

Danh sách lễ hội trong bài viết được VIP Sedan sắp xếp theo địa lý từ Bắc đến Nam. Chúng tôi đã tổng hợp lại tên lễ hội, thời gian và địa điểm chính xác diễn ra tổ chức lễ hội thành một bảng đặt ở cuối bài viết để bạn đọc thuận tiện tham khảo, lên kế hoạch đi trẩy hội.

Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương

  • Địa điểm: xã Hy Cương, TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
  • Thời gian: ngày 10 tháng 3 Âm lịch

Lễ hội Đền Hùng được tổ chức vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương, còn gọi là Quốc giỗ, để tưởng nhớ công lao dựng nước của các vị vua Hùng (Hùng Vương). Không những thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" tốt đẹp của người Việt và lòng biết ơn sâu sắc các vị vua Hùng, lễ hội còn là dịp để người dân cả nước, người dân xa xứ cùng tề tựu, hướng về nguồn cội. Vậy nên từ xưa ông cha ta đã có câu: "Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày giỗ Tổ mồng 10 tháng 3", mà bao thế hệ người Việt đều thuộc lòng câu ca dao này.

Lễ hội chùa Hương

  • Địa điểm: Khu danh thắng chùa Hương, thuộc Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
  • Thời gian: từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch, chính thức khai hội vào mồng 6

Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội vào mồng 6 tháng giêng với lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) nhưng đỉnh cao của lễ hội phải là từ rằm tháng giêng, thu hút đông đảo Phật tử khắp miền đất nước về hành hương. Nét độc đáo của chùa Hương là du khách sẽ có cơ hội ngồi đò vãn cảnh trên suối Yến. Vào mùa lễ hội, chùa Hương tấp nập ra vào hàng trăm chuyến đò chở du khách đi hội.

Nếu đi bằng máy bay đến sân bay Nội Bài, du khách tiếp tục đi taxi sân bay hoặc ra bến xe Mỹ Đình đi xe buýt tuyến 103A hoặc 103B đến Hương Sơn. Để không mất nhiều thời gian di chuyển cũng như có sẵn phương tiện đi thăm thú nơi khác, du khách có thể thuê xe du lịch, thuê xe Hà Nội theo giờ.

Lễ hội gò Đống Đa

  • Địa điểm: phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Thời gian: ngày 5 tháng 1 Âm lịch

Gò Đống Đa là nơi diễn ra trận chiến oai hùng chống quân Thanh xâm lược của dân tộc ta dưới sự dẫn dắt của vua Quang Trung, cũng là nơi quân giặc phơi thây, chất thành gò thành đống. Nhân dân địa phương đã tổ chức Lễ hội gò Đống Đa để ghi nhớ công lao của vua và nghĩa quân Tây Sơn trong trận chiến Ngọc Hồi - Đống Đa, ăn mừng chiến thắng lẫy lừng này. 

Phần lễ của lễ hội bao gồm: lễ tế và rước kiệu vua Quang Trung, hoàng hậu Ngọc Hân, lễ dâng hương, lễ cầu siêu cho linh hồn các chiến sĩ đã hy sinh, lễ cúng cháo thí ở chùa Đông Quang cho quân Thanh đã tử trận thể hiện tấm lòng nhân hậu của dân ta. Phần hội mang lại không khí vui tươi reo hò cho lễ hội gồm có cảnh tái diễn quá trình dựng nước và giữ nước của vua Quang Trung, đấu võ, trò chơi dân gian,...

Lễ hội Khai ấn đền Trần

  • Địa điểm: làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng, TP Nam Định
  • Thời gian: ngày 15 tháng 1 Âm lịch 

Lễ khai ấn chính thức bắt đầu vào 11 giờ đêm ngày 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tại đền Trần của TP. Nam Định, mảnh đất "Địa linh nhân kiệt" và cũng là cố hương của nhà Trần. Lễ hội được tổ chức hằng năm để tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, cảm kích công lao của nhà Trần trong việc cải cách, mở mang bờ cõi, bảo vệ đất nước với hào khí Đông A mạnh mẽ ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông. 

Nghi lễ khai ấn đền Trần còn mang ý nghĩa cầu mong đất nước thái bình, thịnh trị, cầu mong năm mới bình an, hạnh phúc. Hằng năm có rất nhiều người đổ về đây xin ấn và treo ấn trong nhà để xin may mắn, tài lộc.

Lễ hội Yên Tử

  • Địa điểm: núi Yên Tử, nằm tại xã Thượng Yên Công, TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh
  • Thời gian: ngày 9 tháng 1 Âm lịch và kéo dài suốt 3 tháng mùa xuân

Lễ hội Yên Tử được người dân tổ chức để tưởng nhớ công đức của Phật Hoàng Trần Nhân, người đã sáng lập Thiền Phái Trúc Lâm. Lễ hội Yên Tử bắt đầu với các nghi lễ trang trọng tại chân núi Yên Tử. Sau đó, du khách bắt đầu cuộc hành trình leo núi để lên đến chùa Đồng, ngôi chùa tọa lạc trên đỉnh núi vô cùng linh thiêng. Trên chuyến xe Hà Nội đi Hạ Long du lịch, du khách có thể tiện đường ghé thăm chùa Yên Tử để tham gia lễ hội.

Hội Lim

  • Địa điểm: huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
  • Thời gian: ngày 12 - 13 tháng 1 Âm lịch

Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm. Chùa Lim là nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu, người sáng lập tập tục hát quan họ. Đến với hội Lim, du khách sẽ được chứng kiến đoàn lễ rước mặc trang phục ngày xưa, tục hát thờ hậu với các liền anh, liền chị hát quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào để thể hiện lòng thành kính với vị thần. Đặc sắc nhất là phần hát hội, các liền anh liền chị đứng trên du thuyền hát quan họ, từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện giăng mùng.

Lễ hội Gióng

Lễ hội Gióng mang ý nghĩa tưởng niệm và ca ngợi Thánh Gióng - một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam. Đây là người anh hùng trong truyền thuyết của dân tộc đã dũng cảm đánh đuổi giặc xâm lược Ân.

Hiện tại có khoảng hơn 10 hội Gióng diễn ra trên khắp cả nước, trong đó có Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2010.

  • Hội Gióng Sóc Sơn tại chân núi Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội), nơi Thánh Gióng dừng ngựa trước khi bay về trời, mở hội từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Âm lịch.
  • Hội Gióng Phù Đổng ở làng Phù Đổng, nơi Thánh Gióng được sinh ra (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm), mở hội ngày 9 tháng 4 Âm lịch

Lễ hội chùa Bái Đính

  • Địa điểm: Xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
  • Thời gian: ngày 6 tháng 1 kéo dài đến hết tháng 3

Lễ hội chùa Bái Đính khởi đầu cho những lễ hội hành hương về cố đô Hoa Lư Ninh Bình. Phần lễ có 4 nghi thức chính bao gồm thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tế thần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn. Đến phần hội, du khách sẽ được tham gia các trò chơi dân gian, nghệ thuật hát chèo, xẩm, ca trù, khám phá hang động.

Đường đến Bái Đính có rất nhiều cung đường đẹp và phương tiện đi lại. Du khách có thể lựa chọn đi bằng xe máy, thuê xe dịch vụ cao cấp, thuê xe liên tỉnh như xe Hà nội đi Ninh Binh,...

Lễ hội Bà Chúa Kho

  • Địa điểm: làng Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
  • Thời gian: ngày 14 tháng 1 Âm lịch

Lễ Đền Bà Chúa Kho trên ngọn núi Kho suy tôn Bà Chúa Kho, Tứ phủ công đồng. Vào dịp này, người dân nô nức đến dâng hương, hành lễ với mong muốn xin Bà Chúa Kho phù hộ làm ăn phát đạt. Dân gian kể rằng vào thời Lý có một người con gái xinh đẹp nết na, giỏi sắp xếp công việc sản xuất và tích trữ thực phẩm giúp dân chống đói, giúp quân chống giặc ngoại xâm.

Vào năm 1077, nước ta bị quân Tống dẫn quân sang xâm lược, bà đã bị quân giặc giết chết khi đang tiếp tế cho người dân. Nghe tin bà mất, vua phong cho bà danh hiệu Phúc Thần. Nhân dân lập đền thờ bà tại chính kho lương thực để thể hiện lòng tôn kính và biết ơn bà Chúa Kho.

Lễ hội Đền vua Mai 

  • Địa điểm: huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  • Thời gian: ngày 13 đến ngày 17 tháng 1 Âm lịch

Lễ hội Đền Vua Mai là lễ hội tưởng nhớ công lao của vua Mai Hắc Đế, mở đầu cho các hoạt động lễ hội khác ở tỉnh Nghệ An. Tham gia lễ hội, du khách sẽ có hội hòa mình vào những hoạt động đặc sắc như lễ rước nước, lễ khai quang, lễ yết cáo, lễ dâng hương tưởng niệm vua Mai Hắc Đế,... 

Hội vật làng Sình

  • Địa điểm:  làng Sình, xã Phú Mẫu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Thời gian: ngày 9 đến 10 tháng 1 Âm lịch

Hội vật làng Sình có lịch sử hơn 200 năm và vẫn được tổ chức vào đầu xuân hàng năm. Hội vật làng Sình mang ý nghĩa giải trí đơn thuần cho người dân sau những ngày Tết chứ không nhằm mục đích tuyển chọn võ sinh cho triều đình phong kiến bấy giờ như các hội vật ở làng quê khác. Hội vật khuyến khích người dân rèn luyện sức khỏe, lòng can đảm, tự tin và mưu trí.

Lễ hội Cầu Ngư

  • Địa điểm: các làng ven biển của Nha Trang, Khánh Hòa
  • Thời gian: diễn ra suốt 3 ngày 3 đêm vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 âm lịch

Lễ hội Cầu Ngư, hay còn gọi là lễ hội Cá Ông, bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải - vị thần biển được người dân vùng Nam Trung Bộ thờ phụng. Hằng năm, người dân Nha Trang (Khánh Hòa) tổ chức long trọng lễ hội Cầu Ngư ở chùa Ông để thể hiện lòng biết ơn vị thần và cầu nguyện thần sẽ phù hộ cho mùa cá bội thu, người dân no ấm. Lễ Rước Sắc, lễ Nghinh Ông ( lễ Nghinh thủy triều ), trò diễn Hò Bá Trạo, lễ Tỉnh Sanh, lễ Tế Chánh, Thứ lễ và Tôn vương,... là một vài nét đặc sắc của lễ hội Cầu Ngư.

Nha Trang là điểm đến du lịch nổi tiếng, hệ thống giao thông phát triển nên du khách có nhiều phương tiện di chuyển đến đây như xe du lịch Nha Trang, xe riêng đi Nha Trang, xe riêng Đà Nẵng đi Nha Trang,...

Lễ hội núi Bà Đen

  • Địa điểm: Khu Di tích lịch sử văn hóa - danh thắng và du lịch núi Bà Đen thuộc xã Thạnh Tân, huyện Hòa Thành, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
  • Thời gian: ngày 4 - 16 tháng 1 Âm lịch

Tên gọi Núi Bà Đen bắt nguồn từ sự tích về một cô gái tên Lý Thị Thiên Hương, con gái của quan trấn nhậm Trảng Bàng triều Nguyễn. Nàng được hứa gả cho một người tên Lê Sĩ Triết. Sau này Lê Sĩ Triết đi tòng quân, nàng thường lên chùa trên núi cầu bình an cho người yêu, tuy nhiên trong một lần lên núi nàng bị người xấu vây bắt. Để bảo toàn trinh tiết, nàng đã gieo mình xuống vực sâu, sau đó báo mộng cho nhà chùa mang xác mình về mai táng. 

Tương truyền ra nàng rất linh thiêng, thường phù hộ cho dân làng, họ cảm kích công đức của nàng, tôn bà là "Linh Sơn Thánh Mẫu". Bà có nước da ngăm nên dân gian cũng gọi nàng bằng cách gọi dân dã là Bà Đen. Hằng năm nơi đây có hai lễ hội lớn là Hội Xuân núi Bà Đen và Lễ Vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu (Lễ Vía Bà). Hòa chung không khí hân hoan ngày xuân, người dân khắp nơi đến đây để du xuân vãn cảnh, hành hương và tham gia nhiều hoạt động hấp dẫn của lễ hội.

Núi Bà Đen cách TP. Hồ Chí Minh (Sài Gòn) khoảng 110km. Xuất phát từ trung tâm TP. Hồ Chí Minh, du khách có thể chọn đi bằng xe buýt, xe tiện chuyến, xe máy hoặc thuê xe kèm tài xế riêng như xe riêng Sài Gòn đi Tây Ninh,... để đi lễ hội Núi Bà Đen Tây Ninh.

Bảng tổng hợp lễ hội mùa xuân

VIP Sedan đã tổng hợp những lễ hội nổi tiếng diễn ra vào mùa xuân thành một bảng chung để quý vị độc giả dễ dàng theo dõi và lên kế hoạch cho chuyến du lịch mùa xuân. 

Zalo Facebook
Liên hệ